“chữ Tàu” hay chữi Tàu, dạo này bọn nó bắt ngư dân mình dữ quá.
Mình thích Mỹ, thích nền dân chủ Mỹ, thích khoa học kỹ thuật tiến bộ Mỹ. Nhưng đó là ý riêng.
Ở chuyên mục này mình nhằm ôn tập lại nền văn hoá của tổ tiên chúng ta đó thôi, có lẽ nào chỉ một vài trăm năm bị Âu hoá mà lãng quên nền văn hiến hàng ngàn năm của tiền nhân, làm người Việt mà phần đông khi đi vào những chùa chiền miếu mạo, đền đài cung điện cứ như du khách vì không thể đọc được chữ, thế mà oái ăm, những du khách người Tàu, người Nhật, người Hàn thì cứ đọc như vào nhà của mình! lạ nhỉ?
Yêu chữ Tàu không phải không ghét Tàu, thơ văn xưa toàn bằng chữ tàu, Hịch tướng sĩ viết bằng chữ tàu, Đại cáo bình ngô viết bằng chữ tàu, viết chữ tàu Nguyễn Trãi khuyên Vương Thông hạ kiếm đầu hàng, khi thắng trận bố cáo trước bàn dân thiên hạ còn chữi cả vua tàu “ thằng Tuyên Đức miệng còn hôi sữa động binh không ngừng” ... Người Việt ta cũng ghê lắm chứ, đánh giặc xách quần chạy không kịp, xong lại còn dám chữi vua chúng nữa cơ đấy.
Ngoài ra Bác Hồ , bác Đồng, bác Giáp bác nào cũng giỏi tiếng Pháp nhưng đâu phải các bác không đánh Pháp! Các bác cũng giỏi luôn cả chữ tàu , làm cả thơ bằng chữ tàu nữa cơ đấy! Vậy ta cứ an tâm mà học chữ nho chữ hán và chữ tàu nhé, đó là chữ của cha ông mình. Còn xuất phát gốc chữ từ đâu thì đừng quan ngại.
Thế hệ trẻ bây giờ có lẽ 70% không thể biết hết ngữ nghĩa Hán Việt am tường rõ ràng về những từ ngữ mà bản thân đang sử dụng... lấy ví dụ : Như nói anh ấy có khuôn mặt chữ điền, hay là đọc câu thơ của Hàn Mặc Tử “lá trúc che ngang mặt chữ điền”, vậy mà hỏi chữ điền là sao và viết ra làm sao thì chịu, hoặc nói người chiến sĩ chạy dích dắc hình chữ chi thì cũng không biết chữ chi là làm sao! Còn nhiều cái nữa...
Thế mà có sao đâu nà, họ cũng lớn lên sinh con để cái, làm cán bọ, làm ăn giàu có đùng đùng...hè hè .
Qua câu chuyện vui mình cũng muốn gởi gắm đến những ai đọc qua cũng thêm một chút biết về chữ điền và một vài chữ nhỏ khác là vốn lận lưng quần, hồi nào cần mang ra xài
Chuyện tiếu lâm dân gian về chữ điền cũng thú vị như sau:
Ngày xưa có anh thầy đồ một hôm nhà có nấu một nồi chè nhỏ phân phát đều cho cả nhà và học trò. Ăn hết phần chè của mình trong một cái đĩa, vẫn còn thấy thèm chè anh mới bày trò đố chữ nhằm liếm cái đĩa cho đã cơn thèm. Tất nhiên mấy đứa học trò vui vẻ tán thưởng ý kiến, anh đồ mới đưa cái đĩa lên gọi đây là cái bảng nhỏ sau đó anh liếm ngang một đường và đố các trò biết đây là chữ gì không?
-Chữ Nhất học sinh đồng thanh đáp
Đúng rồi thầy nói và khen giỏi lắm sau đó đố tiếp, thầy mới liếm thêm một đường nữa và đố chữ gì đây?
- Chữ Nhị (hai)học sinh đáp rất vui.
Tương tự thầy đồ lại liếm thêm một đường song song với hai đưòng kia nữa và đố chữ gì đây?
- Chữ Tam (ba)
Các trò giỏi lắm, vậy còn đây là chữ gì? Thầy lè lưỡi liếm một đường vuông góc và ở giữa 2 đường kia.
- Chữ Vương (vua) học trò tranh nhau đáp lớn
Thầy khen trò sáng dạ thầy rất lấy làm ấm lòng, nói rồi thầy liếm tiếp hai nét song song nét chính của chữ vương, thầy lại giơ đĩa lên đố tiếp, các trò biết chữ gì đây nữa không?
- Trò đáp đó là chữ Điền.
Đúng rồi ! Thầy đồ khen các trò quá giỏi và lại nói thôi bây giờ để thầy xoá bảng nhé và thế rồi lè lưỡi liếm cả cái đĩa sạch bách... Kha kha kha thế các trò này giờ có thử làm giống thầy không em này chưa thuộc thì hay ôn tập như thầy đã dạy đi..
Thế là hôm nay các trò ngoan của thầy đã đã ôn được năm chữ Nhất, Nhị, Tam, Vương và Điền rồi nhé! Nhớ nhớ suốt đời nhé :D
.
Đó mới là một chuyện học được 5 chữ từ chữ điền, ngoài ra còn một bài thơ khá thú vi về chữ điền bằng chữ hán khá uyên thâm. Tương truyền là của Mạc Đỉnh Chi, có sách lại bảo của sứ thần Trung Hoa mang sang đố triều đình ta, lúc đó vua và đình thần bó tay chấm com đành phải vời Trạng nguyên Nguyễn Hiền về triều để giải đố vì lúc đổ trạng Nguyễn Hiền mới có 8 tuổi do đó vua cho trạng Hiền tạm về quê học lễ để lớn mới ra làm quan, và lập tức Trạng Hiền đã giải được câu đố trước sự thán phục của đình thần và sứ thần, lại có sách viết bài thơnày của Lê Quí Đôn...Đúng là Việt Nam thật, chán quá hễ có cái gì hay là gán cho người nào mình yêu mến cũng được. Thôi thì cứ cho là của dân gian đi nhưng bài thơ câu đố này quả là hay thiệt.
Biết rồi thì quả dễ, nhưng chưa biết thì khó thiệt.
田
兩 日 平 頭 日
四 山 蹎 倒 山
兩 王 爭 一 國
四 口 從 紘 間
Điền
Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Luỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành gian.
Có nghĩa:...
Ruộng (trồng lúa)
Hai chữ nhật bằng đầu nhau
Bốn chữ sơn điên đảo nhau
Hai vua tranh nhau một nước
Bốn chữ khẩu tung hoàng ngang dọc
Hai chữ nhật ( mặt trời- ngày) viết dính liền nhau thành ra chữ điền (ruộng), bốn chữ sơn (núi) bốn cạnh đấu đầu vào nhau thành ra chữ điền, hai chữ vương (vua) trong một khuôn vi thành ra chữ điền ( chữ quốc (nước) viết giản thể cũng trong ô vuông có chữ vương) và bốn chữ khẩu (miệng) trên dưới ngang dọc dính vào nhau cũng thành chữ điền. Quả là thú vị.
Tổng kết vậy là được 8 chữ nữa rồi nhé!
Nhât : một
Nhị : hai
Tam: ba
Vương: vua
Điền: ruộng
Sơn: núi
Nhật: mặt trời, ngày
Khẩu: miệng
Nhớ nấu chè để ôn tập nha :D